Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Mua xe Ô tô trả góp Dễ hay là Khó?

Các ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay mua xe do lãi suất cao hơn so với cho doanh nghiệp vay.

Nhiều công ty kinh doanh ôtô cho biết lượng xe bán ra trong những tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt trong tháng 10 vừa qua, trong đó phần lớn người mua đều vay thêm vốn ngân hàng.
Lên đời, kiếm tiền với ôtô
xem thêm: giá xe cruze 2016
Vừa hoàn tất thủ tục mua một chiếCruze 2015 trị giá gần 700 triệu đồng, ông Ngô Minh Cường (Q.7, TP.HCM) cho biết ngoài việc phục vụ nhu cầu cá nhân, ông cũng sẽ tham gia kinh doanh xe Uber vào buổi tối để có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng phục vụ công việc kinh doanh ở ngân hàng.
Khoản vay 450 triệu đồng trong vòng bảy năm và với suất nhân viên của ngân hàng, mỗi tháng ông Cường chỉ phải trả khoảng 8 triệu đồng (lãi và gốc) nên cũng “dễ chấp nhận”.
Trong khi đó, thay vì dành tiền mua một chiếc xe tay ga SH 300i nhập khẩu giá khoảng 270 triệu đồng, ông N.V.T. (Q.11) cho biết đã vay thêm một khoản đủ tiền mua một chiếcChevrolet Spark sử dụng chạy dịch vụ.| giá xe bán tải chevrolet
Theo ông T., với khoản tiền 120 triệu đồng sẵn có và vay thêm 240 triệu đồng, tiền gốc và lãi mỗi tháng ông phải trả khoảng 6 triệu đồng. Trong khi đó, nếu giao xe cho tài xế ăn chia tỉ lệ 4-6 cho khoản doanh thu trung bình 1-1,2 triệu đồng/ngày, ngoài tiền trả lãi ngân hàng, bảo dưỡng xe vẫn có thể có chút tiền lời.
Theo các công ty kinh doanh ôtô, có một lượng đáng kể khách hàng đang mua ôtô vừa để sử dụng cho nhu cầu đi lại cá nhân vừa để kinh doanh ôtô Uber.
Anh T., nhân viên tư vấn khách hàng của một hãng ôtô, cho biết hơn 20 nhân viên cùng đội của anh ai cũng có trung bình 2-3 khách hàng mua xe theo kiểu này, riêng tháng vừa rồi anh đã bán đến năm xe để khách mua kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách.

Bà Đinh Thị Lệ, giám đốc Hợp tác xã cơ giới vận tải thủy bộ Q.8, cho biết số lượng thành viên đăng ký kinh doanh Uber trong mấy tháng gần đây tăng liên tục, tháng 10-2015 tăng khoảng 30% so với tháng trước, hiện hợp tác xã có khoảng 500 thành viên.
Ngoài ra, theo các công ty kinh doanh ôtô, nhiều công ty kinh doanh taxi bắt đầu chu kỳ thay mới xe (7-8 năm phải đầu tư xe mới) trong năm nay, chưa kể nhiều khách hàng mua xe để kinh doanh taxi cá nhân (taxi nhượng quyền thương hiệu) tăng mạnh cũng góp phần khiến nhu cầu mua xe gia tăng.
Ngân hàng chạy đua cho vay
 xem thêm: chevrolet newway
Một lãnh đạo Sacombank cho biết cho vay mua ôtô của ngân hàng này đã tăng 40% từ đầu năm đến nay.
“Tỉ lệ sở hữu ôtô trên đầu người ở VN hiện còn rất thấp nên đây là thị trường tiềm năng trong việc cho vay” – vị này nói.
Theo vị này, hiện có hai dạng cho vay: một là thuần túy phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân và một dạng là cho vay mua ôtô để kinh doanh, trong đó vay mua ôtô để phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình là 
nhiều nhất.
Ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB, cho biết cho vay mua ôtô là một sản phẩm hấp dẫn nên nhiều ngân hàng trong nước đã tham gia thị trường này.
“Cuối tháng 10, Ngân hàng ACB vừa được nới chỉ tiêu tín dụng thêm 2%, chúng tôi cũng sẽ phân bổ một phần cho vay mảng ôtô” – ông Toại nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các ngân hàng đều cho vay đến 70% giá trị chiếc xe, nếu được bảo đảm bằng chính chiếc xe, và lên đến 100% giá trị xe nếu được bảo đảm bằng tài sản khác, với thời gian cho vay lên đến năm năm.
Thủ tục cho vay mua ôtô tại các ngân hàng cũng khá thoáng, người vay chỉ cần có CMND, hộ khẩu, bảng lương, hợp đồng sơ khảo với hãng xe… Có ngân hàng quy định thu nhập để vay tối thiểu khoảng 8 triệu đồng/tháng, người vay từ 25 tuổi trở lên.
Lãi suất cho vay mua ôtô cũng được đánh giá là “chấp nhận được” nên cũng thu hút nhiều khách hàng. Chẳng hạn, Vietcombank cho vay thông thường với lãi suất 9%/năm. Nếu cố định trong 12 tháng đầu, lãi suất cho vay là 7,2%/năm và nếu cố định hai năm, lãi suất ở mức 8,49%/năm…
Các ngân hàng cổ phần áp mức lãi suất cao hơn đối với cho vay mua ôtô. Chẳng hạn, ACB áp lãi suất trần với cho vay mua ôtô là 
12,5%/năm…
Nhiều tiềm năng, ít rủi ro?
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, cho biết với lãi suất cho vay doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh đang ở mức khá thấp, nên các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, trong đó có cho vay mua ôtô để có thể thu lợi nhuận cao hơn.
Theo ông Minh, dù tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ chỉ nhích lên 0,1% so với đầu năm, lên 6,8% nhưng xét về con số tuyệt đối đã tăng đến 13.260 tỉ đồng qua 10 tháng, lên 81.600 tỉ đồng.
Một số ngân hàng cho rằng rủi ro với cho vay mua ôtô là có nhưng không nhiều vì những người có một khoản tích lũy nhất định mới tính đến chuyện vay thêm tiền mua xe làm phương tiện di chuyển.
Mặt khác, khoản vay mua xe thông thường chỉ khoảng 500 triệu đồng, thời hạn vay trong năm năm, tính ra mỗi năm chỉ phải trả tiền gốc 100 triệu đồng, không phải là áp lực lớn đối với người có thu nhập khá.
Tuy nhiên, trên thực tế do hoạt động cho vay này gần đây phát triển khá nóng nên rủi ro cũng xảy ra. Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn cho biết nợ xấu lớn nhất là đợt cho vay mua xe để chạy taxi, nhiều trường hợp vay xong rồi “chạy” nên ngân hàng phải “rượt nợ”.
Cũng có trường hợp tình hình tài chính của khách hàng tại thời điểm vay khá tốt, nhưng sau đó làm ăn khó khăn nên không có khả năng trả nợ. “Ngân hàng phải truy tìm, thu giữ và bán đấu giá xe thu nợ” – vị 
này nói.
Theo các chuyên gia, dù việc sở hữu xe hơi đã phổ biến nhưng nếu không tính toán kỹ càng, người vay rất dễ bị áp lực vì ngoài chi phí trả gốc và lãi cho ngân hàng, người vay còn phải chi một khoản đáng kể để “nuôi” xe.
Nhiều trường hợp mua một thời gian ngắn đã phải bán xe trả nợ, khi đó dễ bị ép giá. Đặc biệt, hầu hết ngân hàng đều thực hiện chính sách phạt trả nợ trước hạn, dao động từ 0,5-2% số tiền trả trước hạn, trả trước hạn càng sớm mức phạt càng cao.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói người vay cũng cần cẩn thận bẫy lãi suất. Hiện nhiều ngân hàng đưa ra biểu lãi suất rất thấp thời gian đầu để kéo khách, nhưng sau đó lại tăng lên mức khá cao khiến khách hàng gặp khó trong việc trả nợ.
“Người vay nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là khoản về lãi suất và mức phạt trả nợ trước hạn. Ngoài ra, số tiền gốc và lãi phải trả hằng tháng cũng không nên quá 50% thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ” – ông Hiếu khuyến cáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét